Kết quả tìm kiếm cho "Phụ nữ An Giang sáng tạo"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1963
Nằm giữa dòng sông Châu Đốc, làng bè đa sắc màu ngã ba sông là nơi gắn bó với cuộc sống và sinh kế của hàng trăm hộ dân. Tại đây, từng ngôi nhà bè như phác họa rõ nét nhịp sống sông nước, nơi mỗi người dân đều gắn bó mật thiết với nghề nuôi cá.
“Về công tác nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ mới phải hết sức lưu ý khắc phục những “căn bệnh” của công tác cán bộ trước đại hội, như: Người không tái cử thì giữ an toàn, thủ thế, không dám triển khai cái mới; nhân sự dự kiến tham gia cấp ủy khóa mới thì giữ mình, không muốn va chạm, sợ mất phiếu; tính toán cho người thân, người quen, người “cánh hẩu” với mình vào các vị trí lãnh đạo hoặc dùng “thủ thuật tổ chức” để gạt người mình không thích... Công tác tổ chức cán bộ là công tác của Đảng, do vậy các cấp ủy Đảng phải thực hiện thật nghiêm túc Điều lệ Đảng cũng như các quy định của Đảng, của pháp luật về công tác cán bộ” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Trong không khí rộn ràng chào đón Xuân 2025, ngành thuế An Giang tự hào nhìn lại những thành tựu đạt được trong năm qua.
Ngày 16/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tri Tôn tổ chức chương trình “Tết yêu thương”, gặp mặt chúc Tết và tặng quà cho chi hội trưởng phụ nữ 77 khóm, ấp của huyện.
An Giang là tỉnh có đa dân tộc, tôn giáo và có nhiều lễ hội văn hóa dân gian, cùng các làng nghề, công trình kiến trúc. Từ đó, đã tạo nên nét độc đáo của vùng đất có bề dày lịch sử truyền thống nằm ở biên giới Tây Nam Tổ quốc.
Dự án “Tăng cường năng lực tự bảo vệ cho các bé gái người Khmer trước các vấn đề tảo hôn, bạo lực, xâm hại, bắt cóc, mua bán trẻ em gái” đã mang đến những giá trị tích cực, góp phần kêu gọi các cấp, ngành hãy hành động vì cuộc sống an toàn, bình đẳng, hạnh phúc cho các em.
Năm 2024 khép lại với nhiều biến động phức tạp, khó lường. Môi trường an ninh quốc tế trong năm 2024 tiếp tục xấu đi, với trên 120 cuộc xung đột, mức cao nhất kể từ năm 1946, trong đó các xung đột lớn kéo dài, leo thang và chưa có giải pháp hòa bình.
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang Võ Nguyên Nam cho biết: Những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, nhất là phong trào “Dân vận khéo trong xây dựng NTM” luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể quan tâm đẩy mạnh, với nhiều cách làm sáng tạo, sát với thực tiễn, lan tỏa rộng khắp trong Nhân dân.
Việc làm cho lao động nhàn rỗi Đa số người lớn tuổi, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn thường ở nhà lo việc nội trợ, chăm sóc con cháu. Tùy theo điều kiện kinh tế, có người chọn nghỉ ngơi tận hưởng tuổi già, cũng có người muốn tiếp tục làm việc phù hợp với sức khỏe và có thêm thu nhập lúc nhàn rỗi. Nhiều việc làm đã được phát triển phù hợp theo nhu cầu nói trên, thậm chí thành lập được tổ, nghiệp đoàn, có định hướng, kế hoạch hoạt động đem lại hiệu quả.
Ngày nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Chăm ở xã Châu Phong (TX. Tân Châu) khá phát triển, diện mạo thôn quê khởi sắc. Đến đây, du khách được tìm hiểu, khám phá bản sắc văn hóa độc đáo của bà con được gìn giữ trăm năm bên dòng sông Hậu.
Cận Tết cũng là thời điểm nghề nấu đường thốt nốt ở vùng Bảy Núi nhộn nhịp. Len lỏi trong các phum, sóc, những lò nấu đường thốt nốt luôn đỏ lửa, nghi ngút khói cả ngày. Ai cũng tích cực làm việc, vì đây là lúc đường thốt nốt được tiêu thụ mạnh, nhờ trùng với dịp cuối năm.
Thời gian qua, An Giang đã ban hành Chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh tập trung vào 3 trụ cột chính về: Phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, nhằm tạo đà để bứt phá, phát triển.